“Công Chúa” Phương Minh và “Hoàng Tử” Bảo Ân bên cạnh mẹ trong thời gian thơ ấu ở Biệt thự Phi Ánh ở đường Quang Trung Ðà Lạt. (Hình: Gia đình cung cấp)
Sau năm , hai chị em “Công chúa” Nguyễn Phúc Phương Minh và “hoàng tử” Nguyễn Phước Bảo Ân, con của thứ phi Lê Phi Ánh vợ vua Bảo Đại) bị đuổi ra khỏi nhà 213 Công Lý Quận 1, vì cho đây là nhà của tướng VNCH ễn Ngọc Loan.Năm 1978 thứ phi Lê Phi Ánh bị quy là diện tư sản nên bị cải tạo và đưa đi KTM, vì không chịu được rừng thiêng nước độc ở vùng KTM Cao nguyên nên bỏ KTM về sống lén lút, không hộ khẩu, không CMND tại nhà ở nhờ của dì Phi Hoa (vợ của thủ hiến Phan Văn Giáo).
Ba mẹ con của thứ phi đã tổ chức 3 lần vượt biên nhưng không thành.
Gia đình “hoàng tử” Bảo Ân thời gian lăn lóc Chợ Trời.
Hai vợ chồng của “hoàng tử” Bảo Ân vất vả ra chợ trời buôn bán, mua được bất cứ cái gì bán có lời thì cứ mua đi bán lại để kiếm sống, rồi chuyển qua nghề bỏ mối nước tương, mua nước tương rồi thuê xe ba bánh chở từ Phú Thọ Hòa đến chợ Bến Thành. Thấy không khá, Bảo Ân chuyển qua bỏ mối dép xốp, nhưng trong khi làm ăn lại đụng chạm với mối lái khác, nên bị đe dọa. Tình cờ gặp lại người bạn tên Quân, nên Bảo Ân hùn vốn mua bán dĩa lậu đi bỏ mối cho các tiệm cà phê, sáng đứng ở Nguyễn Thái Bình để thu mua đĩa, chỉ mua nhạc hòa tấu thôi, buổi chiều thì đi xe bus đến các quán cafe nhạc ở Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Ðịnh để bán. Thời này, nhà nước chỉ cho phép các quán cafe mở nhạc không lời mà thôi, nên các đĩa nhạc hòa tấu càng ngày càng khan hiếm khó mua, lại xoay qua buôn bán đủ thứ, cái gì có lời là mua vào, bán ra.
Từ năm 1992 Bảo Ân sống tỵ nạn tại Westminter, Mỹ, có hai con, gái là Nguyễn Phước Thụy Sĩ, sinh năm 1976 và trai là Nguyễn Phước Quý Khang sinh năm 1977. Như vậy, Nguyễn Phước Quý Khang là cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại và chắt của ông là một cặp trai song sinh có tên là Nguyễn Phước Ðịnh Lai,
Nguyễn Phước Ðịnh Luân ra đời năm 2012.
Nguyễn Phước Bảo Ân – ở Mỹ
Ngày 31 thang 7 năm 1997 vua Bảo Đại mất, an táng tại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadero, “hoàng tử” Bảo Ân không có điều kiện đến Paris để tang cha vì chưa nhập quốc tịch, đến năm 2005 Bảo Ân sang Pháp viếng mộ cha, ông khóc sướt khi thấy ngôi mộ của cha rất đơn sơ, mà đã 8 năm không ai thăm viếng.
Phí tổn xây mộ tới 25.000 Euros, nên tổ chức vận động, có 1 cty ủng hộ 50% phí tổn, còn lại phải vận động nhưng phải đến 3 năm sau (2008) mới có đủ tiền để xây mộ cho vua Bảo Đại được khang trang hơn.
Ông Bảo Ân và con trai, Quý Khang, cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại bên ngôi mộ mới vừa hoàn thành.
Mới thấy, câu nói “sông có khúc, người có lúc” rất đúng, dòng dõi hoàng tộc lên xe , xuống ngựa, kẻ hầu người hạ, hưởng giàu sang của bậc đế vương, không ai bằng, bổng chốc trở thành những kẻ trắng tay, rớt xuống tận đáy xã hội, hoàn cảnh thậm chí không bằng một dân đen.
Vua Bảo Đại, chết trong nghèo khó, không có người thân thích lúc đám tang. Năm 2008, tức sau 11 năm “hoàng tử” Bảo Ân mới thực hiện được việc xây cho cha môt ngôi mộ như ý.