kienthuc-dulich-logo-fn

GS TRẦN VĂN KHÊ : BÀN VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT

BÀN VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM SAU NGÀY HỘI NHẬP

Chúng tôi không lo như thế vì trước chúng ta đã có rất nhiều nước Châu Á hội nhập mà có văn hóa nước nào bị mất hẳn luôn như thế thì không có lý do nào chúng ta lại gặp cái cảnh văn hóa chúng ta bị hòa tan trong sự hội nhập. Nhưng cũng không phải vì thế mà chúng ta an lòng, phó mặc việc đời tới đâu hay tới đó mà chúng ta phải có ý thức làm cho nền văn hóa chúng ta có được một sức sống vững chắc, có một thực chất khoa học và nghệ thuật có thể chống chọi lại với những sự tấn công “sẽ có” của các nền văn hóa khác, ngang qua cuộc hội nhập mà ồ ạt tràn vào đất nước ta. Nếu văn hóa Việt Nam không đủ sức đề kháng như một người đã được tiêm phòng trước thì có thể bị “bệnh dịch” hoành hành. Nếu có được sức đề kháng nhờ chúng ta chuẩn bị trước thì sự hội nhập sẽ là một dịp cho chúng ta lớn mạnh hơn. Và văn hóa lúc đó sẽ trở thành một yếu tố hấp dẫn người bên ngoài đến với đất nước ta không phải chỉ vì kinh tế, chánh trị hay ngoại giao mà có thể vì nét văn hóa đặc thù của chúng ta.

Khi nói đến văn hóa, chúng tôi không chỉ nghĩ đến văn hóa nghệ thuật mà còn nhớ đến văn hóa ẩm thực, văn hóa thời trang, văn hóa trong nếp sống hàng ngày.

 images 

Chúng ta cũng hơi an tâm khi thấy rằng trước khi hội nhập, văn hóa ẩm thực đã được người nước ngoài quan tâm đến: có một số khách du lịch tìm đến thăm Việt Nam không phải chỉ muốn ngắm nhìn danh lam thắng cảnh mà cũng có ý muốn nếm sơn hào hải vị hay ít ra một vài món ăn đặc biệt như “nem” (tức là nem rán ở miền Bắc hay chả giò ở miền Nam) hoặc “phở”. Hai danh từ đó đã được biết đến thông dụng trên nhiều nước châu Âu và châu Á. Và về mặt này, trong khoảng 10 năm nay, văn hóa ẩm thực đã được rất nhiều giới trong nước quan tâm. Nhưng chúng ta vẫn phải quan tâm tìm thêm những món ăn, nước uống thật đặc sắc của cả ba miền để tuần tự giới thiệu cho du khách sẽ đến từ năm châu. Cẩn thận trong cách trình bày thức ăn, cách dọn bàn, tiếp khách, trang trí phòng ăn, lựa loại nhạc Việt Nam truyền thống hơn nhạc nước ngoài, tạo một không gian và không khí rất Việt Nam, vì du khách đến nước ta là để tìm những gì không có ở nước họ chớ không phải để gặp những gì quen thuộc, hay của ta bắt chước họ.

 2012-06-21.04.46.40-vh5

Về văn hóa thời trang thì chiếc áo dài của Việt Nam đã bao nhiêu lần được những nhà thiết kế lớn như Minh Hạnh, Sĩ Hoàng giới thiệu tại các nước và được sự chú ý của các chuyên gia thời trang thế giới. Trong những cuộc thi về y phục của phụ nữ các nước, chiếc áo dài đã có lần được thế giới đánh giá là đẹp nhứt. Tôi nhớ lại từ năm 1949 đến nay, khi tôi rời đất nước Việt Nam bôn ba bốn biển năm châu, mỗi lần tôi giới thiệu âm nhạc truyền thống Việt Nam trong một buổi hòa nhạc, luôn luôn tôi mặc áo dài khăn đóng Việt Nam. Lúc ấy, tôi đã bị rất nhiều bạn Việt Nam trong và ngoài nước cho rằng tôi có óc “phong kiến”, “cổ hủ”, là tôi muốn bắt chước Cựu hoàng Bảo Đại, nhưng ngược lại tại nhiều nước như Phi Luật Tân, Ba Tư, Ấn Độ, Anh quốc, Đức quốc, khi giới thiệu tôi là một đại biểu Việt Nam, tôi mặc quốc phục dđứng dậy chào thì được các tràng pháo tay rất nồng hậu đón tôi. Khi trường đại học tại Perth (Tây Úc) mời tôi giảng một bài về nhạc truyền thống Việt Nam, ông Frank Callaway, trưởng khoa Âm nhạc, ước ao tôi mặc áo dài Việt Nam vì trong bài thuyết giảng có phần minh họa với cây đàn tranh. Có nhiều người Việt đã chảy nước mắt khi tôi bước lên bục giảng với quốc phục Việt Nam. Khi về nước, trong những buổi hòa nhạc dân tộc, nữ nhạc công thì mặc áo dài duyên dáng còn nam nhạc công thì mặc quần tây và áo gilet như người Nga hay Trung Đông. Tôi rất tiếc! Biểu diễn tân nhạc hay nhạc ngoại quốc thì ăn mặc thế nào tùy ý thích của diễn viên. Nhưng biểu diễn nhạc truyền thống Việt Nam, tại sao không thể mặc áo dài, như các “liền anh quan họ”?

Mới đây nhứt trong Hội nghị APEC, chiếc áo dài của nam giới đã được chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và nguyên thủ nhiều nước khác mặc để chụp ảnh kỷ niệm. Ảnh đó được nhiều đài truyền hình và báo chí thế giới phát sóng, hay đăng tải, đã gây một ấn tượng đẹp đẽ cho văn hóa thời trang Việt Nam.

1347246692-ngoc-anh12

Về văn hóa nếp sống hàng ngày, từ xưa, chúng ta vốn có lòng hiếu khách đặc biệt, trong xã hội có đủ tôn ti trật tự. Tình thương người, nhứt là đối với người lân cận láng giềng, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ “lá lành đùm là rách” chứ không phải “sống chết mặc bây”. Trong những trường hợp đặc biệt như quan hôn, tang tế thì cả làng xóm đều sẵn sàng giúp đỡ nhau. Đối với chánh quyền thì tôn trọng luật pháp; trong gia đình đối với cha mẹ thì tròn lòng hiếu thảo; đối với thầy thì tôn sư trọng đạo. Những nét văn hóa đẹp trong nếp sống hàng ngày đó hình như nay dần càng mất đi. Nếp sống mới làm cho mọi người chúng ta thường chỉ nghĩ đến mình, đến tự do cá nhân mà không còn nghĩ đến người khác. Điều đó thấy rõ trong cách giao thông ngoài đường phố, trong cách giao tiếp hàng ngày của các hộ dân.

Người Việt có một nụ cười chào khách rất dễ thương. Nhiều du khách đã nhận thấy và chụp nhiều ảnh nụ cười trên môi những người già, trẻ, bé, lớn. Chúng ta nên giữ đừng cho nụ cười tắt trên môi chúng ta.

Chúng ta cũng nên thay đổi thái độ trong rạp hát hay trong các phòng hòa nhạc. Người nghệ sĩ đem hết công sức ra luyện tập tiếng đàn, giọng hát để cống hiến cái đẹp cho khán thính giả, vậy mà người xem thường khi nói chuyện với nhau, đọc sách báo hay ăn quà, nói chuyện qua máy di động… Nghe biểu diễn xong, vỗ tay lấy lệ mà không nghĩ rằng người nghệ sĩ không phải chỉ cần ăn cơm, uống nước, tiếng vỗ tay khen thưởng hay khích lệ là món ăn tinh thần rất cần thiết.

Cách tổ chức, triệu tập và điều hành hội thảo cũng cần sửa đổi để tránh việc thư mời đến tay đại biểu sau khi hội thảo bế mạc. Đi dự hội thảo, không đến quá trễ, không rời nơi họp quá sớm.

Chúng ta cũng nên nhớ rằng từ đây sẽ có rất nhiều người nước ngoài có dịp vào nước ta, họ sẽ nhìn vào nếp sống hàng ngày của chúng ta và ngang qua đó đánh giá được phong cách văn minh, nền văn hóa của nơi họ đến.

Như vậy thì hiện nay, chỉ có văn hóa ẩm thực và văn hóa thời trang còn có sức mạnh hấp dẫn người nước ngoài khi có dịp liên hệ với đất nước Việt Nam.

Nhưng về văn hóa trong nếp sống hàng ngày và trong âm nhạc, chúng tôi còn rất nhiều ưu tư. Ngay như trong hội nghị APEC vừa qua, trong những buổi tiếp đãi quan khách cấp cao, thì chỉ có dàn nhạc giao hưởng Việt Nam biểu diễn. Đôi khi có dàn nhạc dân tộc theo phong cách mới của đội ca múa nhạc trung ương dùng những nhạc khí ViệtNam biểu diễn tân nhạc hay nhạc dân tộc cải biên. Những môn âm nhạc dân tộc chính xác như Ca Trù, Nhã Nhạc Cung Đình Huế hay Đờn Ca Tài Tử miền Nam chỉ biểu diễn ở bên ngoài và các quan khách cao cấp chưa bao giờ được nghe!

Hat-ca-tru

Nghệ thuật Ca Trù

 14462

Nghệ thuật Nhã Nhạc cung đình Huế

 doncataitu

Nghệ thuật Âm nhạc Tài Tử Nam Bộ

Xem xét lại từ mấy chục năm nay, khi trong nước gởi những đoàn nghệ thuật ra nước ngoài thì chỉ nhạc dân tộc chính xác được sự quan tâm đặc biệt của giới âm nhạc năm châu. Những công ty dĩa hát đều ghi lại Âm nhạc dân tộc Việt Nam chính xác để bán cho quần chúng như Ca Trù, Quan Họ, Hát Chèo miền bắc; Ca Huế, Nhạc Cung Đình kể cả nhạc Phật giáo miền Trung, Ca nhạc Tài Tử Cải Lương miền Nam đều được đánh giá cao và các dĩa hát đó thường nhận được những giải thưởng đặc biệt của các giới phê bình hay các Hàn Lâm viện dĩa hát. Các Bảo tàng viện và Nhà văn hóa của các nước Âu Mỹ đều tìm mua dĩa hát hay băng từ ghi âm nhạc dân tộc để tàng trữ. Cơ quan Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã hai lần tôn vinh Nhạc dân tộc Việt Nam, Nhã Nhạc Cung Đình Huế, Cồng Chiêng Tây Nguyên. Chúng tôi chưa bao giờ gặp trong các bảo tàng viện quốc tế những dĩa hát về tân nhạc hay là Nhạc giao hưởng Việt Nam. Do đó chúng tôi tin rằng Âm nhạc dân tộc Việt Nam có thực chất khoa học và nghệ thuật khá cao đáng được chúng ta trau dồi thêm để Âm nhạc trở thành một yếu tố quan trọng hỗ trợ đắc lực cho công việc giao lưu chánh trị, ngoại giao và kinh tế.

Một vài dĩa hát về âm nhạc truyền thống dân tộc Việt Nam được ghi âm bởi các hãng dĩa ngoại quốc (Ocora, Inedit...) hoặc dĩa hát của UNESCO

Muốn được vậy thì tất cả chúng ta trong mọi tầng lớp phải có ý thức rằng công việc bảo tồn, phát huy, phổ biến nhạc dân tộc là bổn phận của mọi người: các nghệ nhân giảng dạy tận tình, các chuyên gia nghiên cứu phân tích, phổ biến rộng rãi những điểm đặc thù độc đáo của Âm nhạc truyền thống, giới thanh niên quan tâm tìm hiểu, học hỏi nhạc nước nhà thay vì giang hai tay đón những luồng nhạc kích động từ bên ngoài. Nếu quần chúng không thờ ơ với nền cổ nhạc như ngày nay, được giấy mời miễn phí cũng không đi vì để thời gian mua vé xem biểu diễn ca múa tân nhạc và nhạc nước ngoài; nếu các cơ quan truyền thông đại chúng có ý thức nâng đỡ âm nhạc dân tộc bằng những buổi truyền thanh, truyền hình với cương trình dân ca cổ nhạc vào những giờ cao điểm thì họa chăng âm nhạc dân tộc, từ mấy chục năm nay đã bị một căn bịnh mãn tính mà chưa được điều trị tận gốc, sẽ được hồi sinh. Nhứt là chánh quyền trong nước từ trước đến nay đã đưa ra những khẩu hiệu vạch ra đường hướng rất tốt như “Dân tộc, Khoa học, Đại chúng”, “Về Nguồn”, “Tạo một nền âm nhạc có tánh chất hiện đại mà vẫn giữ tánh chất đậm đà dân tộc”… Nhưng mà thực hiện đường lối đó bằng cách nào, với phương tiện nào thì chưa nói rõ.

Theo thiển ý, lúc này hơn lúc nào, chánh quyền Việt Nam cần có một chánh sách rõ ràng như tôn vinh các nghệ nhân, đề ra những biện pháp cụ thể giúp cho âm nhạc Việt Nam cũng như các hình thức văn hóa khác có được điều kiện phát triển, xây dựng một bản sắc dân tộc bền vững và độc đáo. Chúng tôi nghĩ rằng việc đem âm nhạc vào học đường rất cấp bách, thay đổi cách dạy âm nhạc truyền thống trong các cấp học (mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học, nhạc viện…) là rất cần thiết.

Chúng ta nên nhớ rằng bạn bè trên thế giới khi vào Việt Nam là muốn nhìn thấy bộ mặt thật của văn hóa Việt Nam chứ không phải muốn thấy chúng ta bắt chước thế giới giỏi đến mức nào.

Chúng ta không nên tự tôn hay tự ti mặc cảm, mà luôn luôn tự hào về văn hóa của chúng ta và tự tin vào sức sống của dân tộc Việt Nam trên lãnh vực văn hóa. Như vậy, văn hóa sẽ là một yếu tố quan trọng trợ lực cho các giới chánh trị, kinh tế trên con đường hội nhập. Và chừng ấy, chúng ta có thể vững lòng hòa nhập với cộng đồng thế giới mà không lo mình sẽ bị hòa tan trong ấy.

______________________________TRẦN VĂN KHÊ

Bài viết liên quan

Festive Banner

V6 YES2024  EVENTS  HAPPENINGS BROCHURE-images-0

bcqc-28112024

ITE HCMC 2024 - BANNER DỌC

ITE HCMC 2024 - BANNER NGANG - HỌP BÁO

POPUP-INSTA-FANPAGE

KEY-VISUAL-WEDDING-FAIR-2024

dem-nhac-TLS-Phap-26-10

Zoho

benthanhtourist

Bn-Kien-thuc-Du-lich

0001

0001

0001

poster-an-do

poster-xin-chao

Taste-Obsession-Singapore

Taste-Obsession-Singapore

Taste-Obsession-Singapore

Taste-Obsession-Singapore

chiec-hop-ke-chuyen

trai-he-quoc-te

Tour-He-Han-Quoc

Banner-FLYER-Prix-Baguette-VN

Tourism Malaysia Booth at VITM Hanoi 2023

Online 300px-250px  Mua truoc

banner-trien-lam-thoi-trang

banner - Hội nghị Fullerton Leaders Summit 2023

Festivall-2022

4455ac3b45699c37c578

Malaysia

Continental

9fc1eb76af5868063149

270x240px

1600x376-3

1600x376-6

1600x376

two

FB-03-01

Kredivo

Oktoberfest 2022

bannerDubai

chuong-trinh-am-thuc

speakout

hq-oi-1

Festival-2022

IMG 20220812 085452

IMG 20220812 063945

Poster-doc

tiktok

bannerSingapore

cosmos

banner-SGT-47

BIRTHDAY DINNER SET-EDM-2

BIRTHDAY DINNER SET-EDM-2

ngay-hoi-du-lich

ArtsinHK banner

HYG BTT2022 banner bao kienthucdulich 270x240

crown

CPHA1

Aurai-banner-270x240

network

lien-hoan-du-lich-nha-trang-2022

270x240-03

minigame-hq1

ky-uc

TST

bn-3

bn-1

bn-2

Run to Jeju poster 1

Run to Jeju poster 1

11

thống kê truy cập

2486498
Today
1719
Yesterday
1072
This Week
10279
Last Week
2468324
This Month
25881
Last Month
32886
All days
2486498

Your IP: 18.191.238.203

facebook

Kiến Thức Du lịch:

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG BẦU TRỜI MỚI
(New Sky Communication Co Ltd.,)

Địa chỉ: 131/32, đường 26/3, P.Bình Hưng Hòa, Q.Tân Phú, Tp.HCM
Address: 131/32, 26/3 Street, Binh Hung Hoa Ward, Tan Phu District, HCMC

SĐT: 0898.42.24.18 - 0913008030 - 0988185805

Email: chungdung.dulich3mien@gmail.com - thongtin.pr@gmail.com 

Copyright © 2017 Kiến Thức Du Lịch. All Rights Reserved. - webcare by EMG