kienthuc-dulich-logo-fn

Bàn về giọng nói Bình Định P2


1.2 THỔ NGỮ THEO ĐÀ NAM TIẾN
 
Tùy theo nguồn gốc, nhóm thổ ngữ này có hai loại:

1.2.1  Thổ ngữ gốc gác từ các tỉnh Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, đời Hồng Đức (1470- 1497), theo lớp người di dân vào định cư phủ Hoài Nhơn, như tiếng :

1.2.1.1  Ghè : tiếng gọi chung ba loại chum, vại, lu, cỡ nhỏ và bằng sành. Cũng trong bài Vè Cát Lái (hát vô) có câu:

Gặp nhau chưa nói đã cười,
Kìa núi Từ Phú là nơi nhiều ghè.

1.2.1.2  Té ra : chuẩn bị nói ra những điều bất ngờ vừa nhận thức được, nên thổ ngữ này thường đứng đầu câu và tương đương với từ ngữ "thì ra, hóa ra".

Trong tuồng Cổ Thành của Đào Tấn, văn liệu dẫn chứng ở đoạn Quan Vũ được Tào Tháo thả cho về đất Tây Thục, khi qua ải do Hạ Hầu Đôn trấn giữ, bị chặn lại vì hắn không muốn thả cọp về rừng.

Hạ Hầu Đôn nói: "Giỏi đánh với Đôn đã!"
Quan Vũ trả lời: "Té ra ngươi đã muốn đề thương chấp kích. Vậy thì ta cũng nguyền sánh mã giao phong."

1.2.1.3  Vát : xiên, lệch sang một bên. Với Bình Định, Vát là tiếng lóng của dân chài, chỉ sự việc kéo xiên xiên lá buồm để thích nghi với thuyền chạy ngược gió. Bài Vè Cát Lái (hát vô), có đoạn:

Vát ra khỏi mũi Sa Hoàng
Kìa kìa ngó thấy Tam Quan nhiều dừa.

1.2.2  Thổ ngữ phát sinh từ Bình Định, theo đà Nam tiến đến tận Nam Kỳ, cũng được xếp vào nhóm thổ ngữ Bình Định, như tiếng:

1.2.2.1  Bậu : đồng nghĩa với đại danh tự (pronouns) "em, nàng, mình", dùng gọi vợ hay người yêu của ta. Trong hội bài chòi, gặp con bài Tứ cẳng, còn gọi là Tứ ghế hay Tứ móc, chú Hiệu thường hô câu thai có thổ ngữ này:

Một hai bậu nói rằng không,
Dấu chân ai đứng bờ sông hai người.

1.2.2.2  Chàng ràng : Theo nghĩa thông dụng là quanh quẩn bên cạnh, không rời. Ở Bình Định, tiếng "chàng ràng" còn biểu thị tình trạng ham muốn cả hai, không dứt khoát bên nào. Ca dao Bình Định dùng nhiều đến chữ này theo nghĩa thổ ngữ, có khi đặt ở đầu câu:

Chàng ràng ếch ở hai hang,
Như chim hai ổ, như nàng hai nơi.

có lúc đặt ở cuối câu:

Chợ chiều nhiều khế ế chanh,
Nhiều con gái lứa nên anh chàng ràng.

1.2.2.3  Chầu rày : lúc này, hồi này, khoảng thời gian này. Bài chòi Bình Định gặp con bài Bát bồng, Hiệu thường hô câu thai:

Chầu rày đã có trăng non,
Để tui lên xuống có con em bồng.

1.2.2.4  Cỏn, Thẵng : đại danh từ ngôi thứ ba số ít, "cỏn": con ấy, con vợ mày; "thẵng": thằng ấy, thằng chồng mày; và dùng cho người trên nói với con cháu một cách thân tình.

Thổ ngữ này theo đà Nam tiến vào miền Lục tỉnh, nhưng giọng Nam quen phát âm thiếu dấu ngã (~), nên "cỏn, thẳng" cả hai đều mang dấu hỏi và trở thành phương ngữ Nam Bộ.

Trong khi đó, Bình Định, phát âm đủ sáu dấu (ngang, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng) nên "thẵng" mang dấu ngã.

Thí dụ: Người cô hỏi đứa cháu gái: "Thẵng đi đâu rồi?"
Người cháu trả lời: "Dạ, ảnh (chồng cháu) mới đi ra phố."

1.2.2.5  Đặng : được, đạt tới (động từ).

Thí dụ : Tuổi đặng (được) sáu mươi rồi.

Bình Định còn dùng "đặng" với ngữ nghĩa là "để" (trạng từ)

Thí dụ: Ớ Trung khoang!
Phó cho Trung khoang gìn giữ nội thuyền
Đặng (để) canh lấy nước non mà tát.
(Hát bả trạo)

1.2.2.6  Gởi : nói trại âm tiếng "gửi". Ca dao Bình Định có câu:

Bơ vơ thì mặc bơ vơ,
Nẫu về xứ nẫu, nẫu gởi thơ cho mình.

1.2.2.7  Hén : là thán từ đặt cuối câu, tương đương với tiếng "phải không, nhỉ", trình bày dưới hình thức câu hỏi, nhằm tranh thủ sự tán đồng của người nghe:

Thí dụ: Vui quá hén!

1.2.2.8  Hông, Hổng : là trạng từ, biến đổi từ tiếng "không", trong câu trả lời biểu thị ý phủ định.

Thí dụ: Chồng hỏi vợ: "Em ăn hông"
Vợ trả lời: "Hổng ăn"

1.2.2.9  Hun : biến đổi từ tiếng "hôn", là áp môi hoặc mũi vào thân thể một người khác, thường ở mặt và tay, rồi hít vào để tỏ lòng yêu thương, quý mến.

Thí dụ: Mẹ hun con.

1.2.2.10  Mau (còn gọi là mâu) : nhanh, lanh. Phương ngữ này đã thành phổ thông trong thơ văn, đơn cử câu thai Nhứt nọc của bài chòi Bình Định:

Tiếng ai văng vẳng kêu đò,
Mau mau nhổ nọc chèo qua rước người.

1.2.2.11  Qua : đồng nghĩa với đại danh từ ngôi thứ nhất "tôi, ta, tao"

Tiếng "qua" chỉ dùng cho bậc đàn anh xưng với đàn em hoặc với người cấp dưới. Ca dao Bình Định có câu:

Hầu (hồi) nào làm bạn với qua,
Bây giờ bỏ bạn đi ra ăn mày.

"Qua" còn dùng khi chồng xưng với vợ và để đối lại với tiếng "bậu", chồng gọi vợ. Ca dao địa phương cũng có câu:

Cỏ mọc bờ giếng cheo leo,
Lâm chung có bậu, hiểm nghèo có qua.

1.2.2.12  Ráng : đồng nghĩa với chữ "cố, gắng sức".

Trong văn bản hát bả trạo, lưu hành ở Bình Định, có đoạn Tổng khoang diễn hát với bạn chèo qua câu nói lối đã dùng thổ ngữ này: "Ớ bá trạo ơi! Anh em ráng mà đưa thuyền cho tới nơi giang đáo xứ túc hộ trì."

1.2.2.13  Trển : trên đó, trên ấy.

Bài vè Chợ Gò Chàm, chú Hiệu dùng thổ ngữ "trển" hô bài chòi cho câu thai Ngũ trợt:

Buôn mọi bán rợ,
Mấy chú An Khê.
Ở trển đem về,
Xấp trầu nài rễ.

 

2. THỔ ÂM

Phần lớn thổ ngữ là sự biến thể một số từ ngữ ở một vùng nhỏ hẹp và là tiếng nói lưu hành ở từng địa phương, còn thổ âm là giọng nói đặc trưng của một vùng có cùng tính chất phong thổ.

Người Bình Định, giọng nói sang sảng, phát âm rõ ràng L với N, S với X, trong lúc có một số miền khác không thể phát âm đúng (xem phần đặc điểm giọng nói); nhưng bởi giọng cứng, nên gặp phải một số trường hợp sau đây:

2.1 PHÁT ÂM SAI

Trên toàn cõi nước ta không có vùng nào phát âm hoàn toàn đúng, mà cũng không có vùng nào phát âm hoàn toàn sai; và các điểm đúng, sai ấy không hoàn toàn giống nhau. Ở Bình Định, do bản chất của giọng nói ít để ý đến cách phát âm, nghĩa là không chịu khó phát âm cho trọn tiếng, nên thường nói sai các vần dưới đây. Tuy nhiên, ngày nay do sự truyền thông và tiếp xúc rộng rãi, người dân ở thành phố và lớp trí thức đã phát âm đúng khá nhiều, còn ở thôn quê cũng có phần sửa đổi.

2.1.1  Vần ÔI phát âm thành ÂU: Các tiếng như "Cầu Đôi, thôi rồi, con đồi mồi..." phát âm thành "Cầu Đâu, thâu rầu, con đầu mầu...", nay vẫn còn thông dụng.

Vì vậy, người Bình Định ở thôn quê hát câu ca dao sau đây, nếu viết theo phát âm sẽ là:

Cầu Đâu nằm cạnh tháp Đâu,
Vật vô tri còn biết đèo bòng đâu lứa
Huống chi tui với nàng.

Nhưng lại có trường hợp biệt lệ, tiếng "tôi" người ta không phát âm thầnh "tâu" mà nói trại là "tui".

2.1.2 Vần OA, OE phát âm thành A, E và nếu có phụ âm mở đầu là Kh, phát âm thành Ph. Các tiếng như "khoa trương, khoe khoang, khỏe khoắn..." phát âm thành "pha trương, phe phang, phẻ phắn....", nay đã sửa đổi nhiều.

2.1.3 Vần OM và ƠM phát âm thành ÔM : Các tiếng như "lom khom, tối om, ăn cơm, sáng sớm..." phát âm thành "lôm khôm, tấu ôm, ăn côm, sáng sốm...", nay vẫn còn dùng nhưng giới hạn trong gia đình và đồng hương thân tình.

2.1.4 Vần ƯƠI phát âm thành Ư : Các tiếng như "người ta, đười ươi, cười tươi, cây bưởi..." phát âm thành "ngừ ta, đừ ư, cừ tư, cây bử..."

Thí dụ: Nếu viết theo phát âm sẽ là:

Trèo lên cây bử hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

2.1.5 Vần ÊP phát âm thành IP : Một số tiếng như "bếp lửa, rượu nếp, xếp đặt" phát âm thành "bíp lửa, rượu níp, xíp đặt".

2.1.6 Tiếng ƠI được thêm QU ở phía trước : Những tiếng như "Trời ơi! Làng xóm ơi! Em ơi!..." phát âm thành "Trời quơi! Làng xốm quơi! Em quơi!...". Vẫn còn thông dụng ở miền quê.

2.1.7 Phụ âm khởi đầu bằng V và D phát âm thành G :

Hai câu dưới đây, nếu viết theo phát âm của Bình Định sẽ là:

Thầy giáo giạy giỗ (dạy dỗ) chúng em.
Cho em đi theo giới (với).

2.1.8 Các trường hợp khác đã phát âm sai :

Ông ngoại phát âm thành ông quại.
Ngoài kia phát âm thành quài kia.


2.2 PHÁT ÂM BIẾN GIỌNG

Phát âm sai có tính cách chung cho toàn tỉnh, còn phát âm biến giọng chỉ xảy ra cho một vùng rất nhỏ, hoặc vì ở lân cận với miền có giọng nói khác, hoặc sinh sống nhiều đời ở những làng hẻo lánh sát biển và ít tiếp xúc với người ở miền khác, hoặc lúc còn nhỏ phát âm chưa đúng giọng.

2.2.1 Vần A phát âm thành EA kéo dài :

Trẻ em giọng còn non nớt, khi phát âm các tiếng có nguyên âm cuối "a" thay vì há miệng quặt lưỡi, lại mở miệng đánh cong lưỡi nên trở thành "ea" kéo dài. Vì vậy các tiếng như "ông ba, bà má" trẻ con phát âm thành "ông bea, bèa méa".

2.2.2 Vần ĂN phát âm gần giống như EN :

Chẳng hạn nói "ăn cơm" mới nghe như "en côm"; "en" do phát âm biến giọng ở một vùng nhỏ, còn "côm" là do thói quen phát âm sai toàn tỉnh. Muốn điều chỉnh sự biến giọng ở tiếng này, cần phát âm "ăn" bằng giọng cổ, hơi tròn miệng lại một chút và đè lưỡi chứ không đưa lưỡi.

2.2.3 Vần ẢY phát âm na ná tiếng E :

Chẳng hạn nói "chiều thứ bảy" mới nghe như "chiều thứ bẻ". Hai trường hợp trên chỉ xảy ra ở vùng Bắc Bình định, từ Bồng Sơn trở ra. Tuy không phát âm biến giọng hẳn, nhưng người xứ khác không phân biệt được, tưởng lầm họ là người Quảng Ngãi.

2.2.4 Vần ƠI phát âm cộc và ngắn :

Người ở miền núi giọng cứng hơn người ở đồng bằng và miền biển, nên khi phát âm những tiếng có vần "ơi" như: bơi, chơi, mời... họ có thói quen cứng lưỡi thay vì cong đầu lưỡi lên, vì vậy giọng nghe hơi cộc và ngắn.

2.2.5 Phát âm chả chớt :

Trường hợp này phổ biến ở một số vùng dân cư chuyên nghề đánh bắt cá biển. Họ quen phát âm ở đầu lưỡi với giọng líu lo, chả chớt, bởi thanh điệu nghiêng về bổng hơn là trầm, nên những tiếng thuộc dấu huyền, nặng, ngã chuyển âm na ná như tiếng mang dấu ngang, sắc, hỏi.

Thí dụ: Ở Binh (Bình) Đính (Định) con (còn) có túc (tục) giả (giã)gáo (gạo) hát ho (hò) vao (vào) nhửng (những) đêm trăng sáng.

Điển hình là vùng Nhơn Lý, ở phía đông bán đảo Triều Sơn, trước là xã Phước Lý của quận Tuy Phước, khoảng năm 1975 thuộc xã ngoại thành Qui Nhơn, có giọng chả chớt và còn giữ nhiều thổ âm miền biển của Bình Định.

 

2.3  PHÁT ÂM LẪN LỘN

Phát âm lẫn lộn khi hai chữ có phụ âm khởi đầu, hoặc phụ âm cuối khác nhau, hay có khi khác vần, nhưng lại phát âm giống nhau.

Người Bình Định phát âm lẫn lộn ở các trường hợp sau đây:

2.3.1 Phát âm không phân biệt hai phụ âm khởi đầu D và GI :

Thí dụ: Chó dữ // Giữ nhà,
Dì ghẻ // Cái gì vậy.

2.3.2 Phát âm không phân biệt hai phụ âm cuối C và T :

Thí dụ: Mặc kệ // Mặt mày,
Khuân vác // Đẽo vát

Nhưng lại phát âm phân biệt được, khi trước phụ âm cuối và Tcó nguyên âm O, Ô, U đi kèm.

Thí dụ: Móc túi // Mót lúa,
Mộc mạc // Một mai,
Lúc đầu // Lút đầu.

2.3.3 Phát âm không phân biệt được, khi trước phụ âm cuối CH và T, có nguyên âm Ê đi kèm :

Thí dụ: Mũi hếch // Ăn hết

2.3.4 Phát âm không phân biệt hai phụ âm cuối N và NG, N và NH :

Thí dụ:1: Đan lát // Đang lúc,
Vác thang nặng thở than.

Thí dụ 2: Lên đồng // Lênh đênh
Hên xui // Hênh hếch.

Nhưng lại phát âm phân biệt được khi có nguyên âm I đứng trước N và NH.

Thí dụ: Tin tức // Tinh túy
Xin xỏ // Xinh xắn

2.3.5 Phát âm không phân biệt vần IU với IÊU; UI với UÔI :

Thí dụ 1: Đìu hiu // Điều hòa,
Thí dụ 2: Mắt đui // Cái đuôi

Nhận xét: Phát âm sai và phát âm lẫn lộn đều mang tính phổ biến toàn tỉnh, nhưng tình trạng phát âm sai ngày nay đã giảm bớt, còn phát âm lẫn lộn vẫn chưa sửa đổi.

(Còn nữa)

 

Bài viết liên quan

Festive Banner

V6 YES2024  EVENTS  HAPPENINGS BROCHURE-images-0

bcqc-28112024

ITE HCMC 2024 - BANNER DỌC

ITE HCMC 2024 - BANNER NGANG - HỌP BÁO

POPUP-INSTA-FANPAGE

KEY-VISUAL-WEDDING-FAIR-2024

dem-nhac-TLS-Phap-26-10

Zoho

benthanhtourist

Bn-Kien-thuc-Du-lich

0001

0001

0001

poster-an-do

poster-xin-chao

Taste-Obsession-Singapore

Taste-Obsession-Singapore

Taste-Obsession-Singapore

Taste-Obsession-Singapore

chiec-hop-ke-chuyen

trai-he-quoc-te

Tour-He-Han-Quoc

Banner-FLYER-Prix-Baguette-VN

Tourism Malaysia Booth at VITM Hanoi 2023

Online 300px-250px  Mua truoc

banner-trien-lam-thoi-trang

banner - Hội nghị Fullerton Leaders Summit 2023

Festivall-2022

4455ac3b45699c37c578

Malaysia

Continental

9fc1eb76af5868063149

270x240px

1600x376-3

1600x376-6

1600x376

two

FB-03-01

Kredivo

Oktoberfest 2022

bannerDubai

chuong-trinh-am-thuc

speakout

hq-oi-1

Festival-2022

IMG 20220812 085452

IMG 20220812 063945

Poster-doc

tiktok

bannerSingapore

cosmos

banner-SGT-47

BIRTHDAY DINNER SET-EDM-2

BIRTHDAY DINNER SET-EDM-2

ngay-hoi-du-lich

ArtsinHK banner

HYG BTT2022 banner bao kienthucdulich 270x240

crown

CPHA1

Aurai-banner-270x240

network

lien-hoan-du-lich-nha-trang-2022

270x240-03

minigame-hq1

ky-uc

TST

bn-3

bn-1

bn-2

Run to Jeju poster 1

Run to Jeju poster 1

11

thống kê truy cập

2496670
Today
168
Yesterday
887
This Week
2001
Last Week
2486136
This Month
36053
Last Month
32886
All days
2496670

Your IP: 3.135.202.168

facebook

Kiến Thức Du lịch:

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG BẦU TRỜI MỚI
(New Sky Communication Co Ltd.,)

Địa chỉ: 131/32, đường 26/3, P.Bình Hưng Hòa, Q.Tân Phú, Tp.HCM
Address: 131/32, 26/3 Street, Binh Hung Hoa Ward, Tan Phu District, HCMC

SĐT: 0898.42.24.18 - 0913008030 - 0988185805

Email: chungdung.dulich3mien@gmail.com - thongtin.pr@gmail.com 

Copyright © 2017 Kiến Thức Du Lịch. All Rights Reserved. - webcare by EMG