Sau chuyến khảo sát tại Vườn quốc gia Cúc Phương, tận mắt chứng kiến những bất cập trong công tác quản lý khách du lịch tham quan vườn quốc gia (VQG) Việt Nam, đội ngũ cán bộ TransViet Group đã nghiên cứu, họp bàn và đưa ra một số kiến nghị cụ thể trong việc cung cấp dịch vụ và quản lý khách du lịch tham quan vườn quốc gia, nhằm kêu gọi việc nâng cao ý thức bảo vệ rừng của công chúng đặc biệt là du khách tham quan các vườn quốc gia, vai trò truyền thông của các tổ chức truyền thông và những thay đổi trong công tác quản lý của các cơ quan chủ quản các vườn quốc gia tại Việt Nam.
TransViet Group – là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hàng không và du lịch. Trong suốt hơn 20 năm hoạt động, TransViet đã có những hoạt động tích cực vì cộng đồng, nổi bậc nhất là phong trào “Du lịch văn minh” do TransViet Group khởi xướng vào năm 2016 cũng nhận được phản ứng tích cực từ công chúng. Du lịch đến các vườn quốc gia ngày càng là xu hướng thịnh hành. Đó là dấu hiệu đáng mừng. Nhưng kèm theo đó, nhiều dự án hạ tầng du lịch được triển khai tại nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng và vườn quốc gia do đó mà áp lực cũng đè nặng lên hệ sinh thái và môi trường. Cụ thể, một số hiện trạng thực tế tại vườn quốc gia Cúc Phương hiện nay: Du khách tụ tập đốt lửa trại, nhậu nhẹt la hét, hoặc karaoke ồn ào, đua xe – khiến thú rừng hoảng hốt sợ hãi, cỏ cây bị tàn phá nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn đến cháy rừng. Vấn đề cần làm rõ ở đây là: Phát triển du lịch là vấn đề quan trọng, góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm. Tuy nhiên, du lịch vườn quốc gia không phải là dành cho tất cả mọi người, không phải khách đến càng đông càng tốt, mà đó phải là những du khách:
- Quan tâm và thích thú với rừng, từ khía cạnh kiến thức cũng như bảo tồn
- Khách du lịch sinh thái thật sự có nhận thức tốt về trách nhiệm đối với môi trường.
- Khách du lịch sinh thái thật sự sẵn sàng chi cao hơn so với khách du lịch bình thường (và hiểu rằng dịch vụ có thể đơn sơ)
Những kiến nghị cụ thể:
- Xử lý rác thải: đặt thêm các thùng rác, điểm thu gọn rác, thường xuyên dọn dẹp hơn vào ngày cao điểm, phụ thu ngày lễ hoặc tăng giá vé để có ngân sách trong việc xử lý rác thải.
- Cấm lửa và quản lý đốt lửa: Tuyệt đối cầm đốt lửa tại khu vực không được phép, Xây dựng những khu nướng đảm bảo an toàn, có thiết bị phòng/chữa cháy chuyên nghiệp, Cắt đặt nhân viên kiểm soát việc đốt lửa, Thu phí với những người muốn đốt lửa trong khu vực này.
- Xử lý giao thông (đặc biệt quan trọng trong những dịp lễ Tết khi lượng khách quá tải): Hoàn toàn cấm xe máy cá nhân và xe ô tô nhỏ vào trong rừng, Mở rộng khu vực đậu xe tại cửa rừng, Xe ô tô chở đoàn (từ 24 chỗ trở lên) được vào vườn nhưng mỗi lần phải đăng ký, Mở một số tuyến đường đi bộ trong rừng song song với đường cái, nối các trạm với nhau, Không làm đường bê tong mà chỉ cần phát quang và làm phẳng cho dễ đi, có thể dùng vật liệu thân thiên môi trường và cảnh quan.
Các kiến nghị được rút ra từ kinh nghiệm tham quan hơn 20 VQG tại 4 châu lục trên thế giới; quan sát từ những chuyến đi tới 14/32 vườn quốc gia tại Việt Nam; cũng như qua tìm hiểu tài liệu khoa học và thông tin chung. Do trải nghiệm không hoàn hảo tại Cúc Phương còn tươi mới nên những ví dụ sẽ liên quan nhiều đến vườn quốc gia Cúc Phương. Lên tiếng vì môi trường bằng cách ký tên vào đường dẫn bên dưới và chia sẻ thông tin đến nhiều người hơn.
Link: http://bit.ly/2I0f0ca ; https://transviet.com.vn/images/Thong-Tin/ban_ve_quan_ly_khach_du_lich_tham_vuon_quoc_gia_viet_nam_v3.pdf