kienthuc-dulich-logo-fn

Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013)

 

Theo tài liệu lịch sử ghi lại thì Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật có nguồn gốc từ nhạc cung đình Huế. Trong đó chữ tài tử có nghĩa là người chơi nhạc có tài, có năng khiếu, có hiểu biết về nhạc cổ.

Đờn ca tài tử được du nhập vào miền Nam từ cuối thế kỷ XIX do ba nhạc sư gốc Trung Bộ là Nguyễn Quang Đại ( Ba Đợi – Nhạc quan triều đình nhà Nguyễn), Trần Quang Quờn ( thầy ký Quờn) và Lê Tài Khị ( biệt danh Nhạc Khị) sáng tạo nên. Đầu tiên ba nhạc sư sáng tạo nghệ thuật này chỉ để phục vụ việc giải trí nghe chơi với nhau trong một cộng đồng nhỏ. Sau đó, nghệ thuật này ngày càng lan rộng và thu hút thêm nhiều đối tượng khác tham gia hơn. Ban đầu chỉ có đờn, về sau này mới xuất hiện thêm hình thức ca dần dần gọi thành đờn ca.

Đờn ca tài tử có thể hiểu theo nghĩa: Tài tử là tài năng, những bậc thầy tham gia trình diễn. Cũng có một số ý kiến cho rằng tài tử có nghĩa là nghiệp dư, nghĩa là hoạt động âm nhạc này chỉ để cho vui nhưng trên thực tế để trở thành một nghệ sĩ đờn ca thực sự, các nghệ sĩ đờn ca phải có một quá trình học hỏi khá dài và nghiêm túc.

Lịch sử hình thành

Đờn ca tài tử Nam Bộ hình thành vào cuối thế kỷ 19 khi Các nhạc sư, nhạc quan của triều Nguyễn theo phong trào Cần Vương vào Nam đã đem theo truyền thống ca Huế vào vùng Nam Bộ. Trên đường đi, các nhạc sư dừng chân ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, từ đó tiếng đờn cùng với giọng ca xứ Huế mang thêm chút hương vị xứ Quảng. Khi vào đến miền Nam thì tiếng đờn miền Trung đã thay đổi tiếp tục, một số bài bản tuy cùng tên nhưng nét nhạc đã khác xa so với ban đầu.

Bản chất phóng khoáng của con người và nếp sống tại miền Nam khiến cho các bài bản không y khuôn bản gốc. Người đàn, người ca cũng không muốn giữ nguyên như thầy đã dạy mà luôn có đôi nét thêm thắt, thay đổi, tô điểm, khiến những bài bản đậm đà thấm thía hơn. Mặt khác do lòng luôn luôn nhớ thương cội nguồn nên các điệu của đờn ca tài tử đều phảng phất nỗi buồn và được người mộ điệu ưa thích.

 

01donca

 

Những năm cuối thế kỷ 19, đờn ca còn giữ nguyên gốc chủ yếu được phục vụ tại các lễ hội địa phương ở Nam Bộ. Các ban nhạc lễ lúc đó thường gồm các nhạc cụ gõ và dây kéo vĩ. Do nhu cầu phục vụ cho các tang lễ về khuya, nhạc lễ cần phải chơi với âm lượng nhỏ theo yêu cầu của gia chủ. Từ đó các ban nhạc lễ được tổ chức một cách gọn nhẹ hơn và bắt đầu dùng song lang thay cho trống để giữ tiết tấu, cũng như bỏ bớt nhạc cụ dây kéo để chỉ còn đàn cò. Những ban nhạc nhỏ gọn như vậy được gọi là nhóm đờn cây. Kể từ năm 1885 các nhóm đờn cây này được gọi là ban đờn ca tài tử để có thể phân biệt với các ban nhạc lễ và nhạc hát bội đang thịnh hành song song.

Đến đầu thế kỷ 20, đờn ca tài tử trở thành một phong trào ca nhạc phổ thông tại miền Nam, nhất là tại các địa phương như Bạc Liêu, Vĩnh Long, Long An, Mỹ Tho, Sài Gòn…

Cách biểu diễn, nghệ thuật biểu diễn đờn ca tài tử

Bởi là một dòng nhạc có xuất phát từ cung đình do đó cách biểu diễn đờn ca tài tử khá đặc biệt và đòi hỏi người nghệ sĩ phải có tài năng, trình độ thực sự. Tại Việt Nam có 3 loại hình nghệ thuật có xuất xứ từ nhạc cung đình đó là Nhã nhạc Huế, Ca trù và Đờn ca tài tử. Nhưng khác với 2 loại hình Nhã nhạc và Ca trù người hát chính thường là nữ, trong nghệ thuật đờn ca thì nam và nữ có vai trò bình đẳng, người đàn và người hát có vị trí tương đương nhau.

 

taitu MQVY

 

Dàn nhạc của đờn ca tài tử có nhiều nhạc cụ hơn dàn nhạc của Ca trù và ca Huế. Trước đây, dàn nhạc đờn ca tài tử sử dụng các loại nhạc cụ gồm đàn kim, đàn cò, đàn tranh song lang, ống tiêu. Khoảng từ năm 1920, lục huyền cầm ( đàn ghi ta ), hạ uy cầm và violon cũng được thêm vào trong dàn nhạc.

Cũng bởi lý do xuất phát từ cung đình do đó đờn ca xưa kia chủ yếu được biểu diễn trong các tư gia hoặc phục vụ 1 số ít khán giả. Tuy nhiên theo thời gian và sức hấp dẫn của dòng nhạc này mà ngày nay đờn ca đã được sân khấu hóa để biểu diễn phục vụ công chúng.

Khi biểu diễn nhạc tài tử, các nghệ sĩ thường chú trọng đến sự kết hợp của nhạc cụ có âm sắc khác nhau, ít thấy có sự kết hợp giữa các nhạc cụ cùng âm sắc. Thường thấy nhất là song tấu đàn kim và đàn tranh, là sự kết hợp giữa tiếng tơ và tiếng sắt, mà theo các chuyên gia thì được gọi là sắt cầm hảo hiệp. Cũng có khi là tam tấu đàn kim – tranh – cò, kim – tranh – độc huyền, tranh – cò – độc huyền mà giới  chuyên gia gọi là tam chi liên hoàn pháp. Nếu một ban nhạc tài tử có 3 nhạc công và 1 ca sĩ thì được gọi là ban tứ tuyệt, nếu có 4 nhạc công và 1 ca sĩ thì được gọi là ban ngũ nguyệt.

Vì đờn ca tài tử đặc biệt ở chỗ thường được biểu diễn ngẫu hứng, dựa trên bản nhạc gốc truyền thống, người hát cải biên đi theo cách riêng của mình. Sự khác biệt này khiến cho người nghe luôn cảm thấy mới lạ dù nghe cùng một bài..

Phần hay nhất trong tài tử là ở phần rao của người đàn và nói lối của người ca. Người đàn dùng rao - người ca dùng lối nói – để lên dây đàn và gợi cảm hứng cho bạn diễn, tạo không khí cho dàn tấu. Ngoài ra khi trình diễn các nghệ sĩ có thể dùng tiếng đàn của mình để “ đối đáp” hoặc “thách thức” với người đồng diễn. Đây cũng là điểm tạo sự mới lạ, hấp dẫn, cuốn hút của loại hình nghệ thuật dân tộc này.

Các bài bản của nghệ thuật đờn ca

Đờn ca tài tử có một số lượng bài bản rất phong phú và đa dạng. Ngoài việc sử dụng một số bài bản trong nhạc lễ, còn có các bài từ ca Huế, dân ca miền Trung, miền Nam, và một số lượng lớn do các nghệ nhân bậc thầy sáng tác và cải biên.

Do đặc tính ngôn ngữ và sinh hoạt riêng của người miền Nam mà nhạc miền Trung được phát triển đặc biệt trong nhạc tài tử. Một số bài nổi tiếng được nhiều người biết đến như: bài Bình Đán của ca Huế được phát triển thành Bình Đán Văn trong nhạc tài tử, Lưu Thủy của Huế được cải biên thành Lưu Thủy Đoàn, Kim Tiền Huế thành Kim Tiền Bản…

Về bài bản của đờn ca tài tử thì có nhiều nhưng đa số các bậc thầy của đờn ca và các chuyên gia cho rằng đờn ca có 20 bài tổ được gọi là “nhị thập huyền tổ bản” thuộc hai điệu Bắc và điệu Nam. Trong 20 bản tổ có 7 bản lễ, 6 bản Bắc, 3 bản Nam và 4 bản Oán. Tương truyền rằng các bài bản này do ông bà Ba Đợi đúc kết và được xem như là những bài căn bản cho những người bắt đầu bước vào nghệ thuật đờn ca tài tử. Từ năm 1945, ông Nguyễn Văn Thịnh thường được gọi là ông Giáo Thịnh – một nhạc sư có uy tín tại Sài Gòn đã đúc kết và phổ biến một hệ thống mới gọi là 72 bài bản cổ nhạc miền Nam được gọi là thất thập nhị huyền công. Theo đó một nghệ nhân sẽ được coi là bậc thầy nếu biết hết 20 bài bản tổ và để đạt được mức cao hơn nghệ nhân đó cần biết hết 72 bài bản cổ miền Nam.

Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam được Unesco công nhận theo các tiêu chí: Đây là loại hình nghệ thuật do cộng đồng 21 tỉnh thành miền Nam Việt Nam cùng nhau tạo ra. Đờn ca tài tử là một phần bản sắc của người dân phía Nam và được trao truyền từ đời này qua đời khác, được đảm bảo tính tiếp nối liên tục.

 NLH (Nguồn Bộ VH TT & DL)

Festive Banner

V6 YES2024  EVENTS  HAPPENINGS BROCHURE-images-0

bcqc-28112024

ITE HCMC 2024 - BANNER DỌC

ITE HCMC 2024 - BANNER NGANG - HỌP BÁO

POPUP-INSTA-FANPAGE

KEY-VISUAL-WEDDING-FAIR-2024

dem-nhac-TLS-Phap-26-10

Zoho

benthanhtourist

Bn-Kien-thuc-Du-lich

0001

0001

0001

poster-an-do

poster-xin-chao

Taste-Obsession-Singapore

Taste-Obsession-Singapore

Taste-Obsession-Singapore

Taste-Obsession-Singapore

chiec-hop-ke-chuyen

trai-he-quoc-te

Tour-He-Han-Quoc

Banner-FLYER-Prix-Baguette-VN

Tourism Malaysia Booth at VITM Hanoi 2023

Online 300px-250px  Mua truoc

banner-trien-lam-thoi-trang

banner - Hội nghị Fullerton Leaders Summit 2023

Festivall-2022

4455ac3b45699c37c578

Malaysia

Continental

9fc1eb76af5868063149

270x240px

1600x376-3

1600x376-6

1600x376

two

FB-03-01

Kredivo

Oktoberfest 2022

bannerDubai

chuong-trinh-am-thuc

speakout

hq-oi-1

Festival-2022

IMG 20220812 085452

IMG 20220812 063945

Poster-doc

tiktok

bannerSingapore

cosmos

banner-SGT-47

BIRTHDAY DINNER SET-EDM-2

BIRTHDAY DINNER SET-EDM-2

ngay-hoi-du-lich

ArtsinHK banner

HYG BTT2022 banner bao kienthucdulich 270x240

crown

CPHA1

Aurai-banner-270x240

network

lien-hoan-du-lich-nha-trang-2022

270x240-03

minigame-hq1

ky-uc

TST

bn-3

bn-1

bn-2

Run to Jeju poster 1

Run to Jeju poster 1

11

thống kê truy cập

2486745
Today
1966
Yesterday
1072
This Week
10526
Last Week
2468324
This Month
26128
Last Month
32886
All days
2486745

Your IP: 18.118.152.63

facebook

Kiến Thức Du lịch:

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG BẦU TRỜI MỚI
(New Sky Communication Co Ltd.,)

Địa chỉ: 131/32, đường 26/3, P.Bình Hưng Hòa, Q.Tân Phú, Tp.HCM
Address: 131/32, 26/3 Street, Binh Hung Hoa Ward, Tan Phu District, HCMC

SĐT: 0898.42.24.18 - 0913008030 - 0988185805

Email: chungdung.dulich3mien@gmail.com - thongtin.pr@gmail.com 

Copyright © 2017 Kiến Thức Du Lịch. All Rights Reserved. - webcare by EMG